Cập nhật: 05/09/2023
Xem: 170

Bàn đạp tạo đà cho “điều thần kỳ”

Vaccine ung thư được đưa vào thử nghiệm. Ảnh minh họa: The Economic Times

Moderna và Merck được biết đến là hai công ty có chỗ đứng vững chắc trên thế giới về lĩnh vực công nghệ sinh học. Đầu năm 2023, hai hãng dược phẩm này có công bố bổ sung thêm những dữ liệu quan trọng trong quá trình thử nghiệm vaccine mRNA kết hợp với liệu pháp miễn dịch để điều trị ung thư, kết quả của nó là rất khả quan.

Như nhiều người đã biết, vaccine phòng Covid-19 hoạt động trong cơ thể của con người với việc giúp cho hệ thống miễn dịch chống lại các tế bào gây bệnh và định hình, ngăn chặn những tác nhân gây bệnh khác mà nó cho là yếu tố ngoại lai xâm nhập.

Moderna đã thử nghiệm vaccine điều trị ung thư da mRNA-4157/V940 với cơ chế như vậy, chỉ khác là tác nhân gây bệnh chính là một khối u trong cơ thể. mRNA là một vật chất di truyền giúp cơ thể chống lại khối u ung thư, tuy nhiên trong thử nghiệm này phản ứng miễn dịch của cơ thể là chưa đủ để chống lại tế bào ung thư.

Bởi vậy mà các nhà nghiên cứu đã mở ra sáng kiến kết hợp vaccine điều trị ung thư da với thuốc Keytruda của Merck. Nó có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch tấn công các khối u.

Một nghiên cứu đã được các nhà khoa học đưa ra với việc thu tuyển 157 đối tượng bao gồm cả nam và nữ thuộc lứa tuổi trung niên. Họ bị ung thư giai đoạn ba hoặc bốn đã được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u, những đối tượng này thuộc nhóm nguy cơ cao tái phát khối ung thư ác tính.

Số đối tượng này được chia làm hai nhóm, nhóm thứ nhất gồm 50 người sử dụng thuốc Keytruda của Merck, nhóm còn lại gồm 107 người sẽ được sử dụng kết hợp liệu pháp thuốc Keytruda và vaccine mRNA-4157/V940.

Kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine mRNA-4157/V940 kết hợp với liệu pháp miễn dịch có hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ tái phát khối u ác tính của bệnh nhân ung thư da. Kết quả này cho thấy tiềm tiềm năng của vaccine mRNA khi điều trị những người bị u ác tính và mở ra khả năng kéo dài sự sống cho bệnh nhân bị ung thư.

 

Cơ chế hoạt động của vaccine chống ung thư

Mô tả cơ chế hoạt động của vaccine chống ung thư mRNA. Ảnh minh họa: mdpi.com

Khác với những vaccine điều trị khác với đặc điểm phòng ngừa thì trọng tâm của vaccine ung thư mRNA đó là loại thuốc cá nhân hóa nhằm mục đích huấn luyện hệ thống miễn dịch chống lại bệnh ung thư.

Để có thể có được liều vaccine sử dụng thì người bệnh mắc ung thư sẽ cần cho các nhà nghiên cứu mẫu mô khỏe mạnh và mẫu mô của khối u đều trên cơ thể của họ. Sau đó các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành sắp xếp trình tự DNA và RNA từ đó xác định ra kháng nguyên cho vaccine sử dụng cho người bệnh.

Sau khi được đưa vào cơ thể, vaccine ung thư mRNA sẽ huấn luyện các tế bào trong cơ thể tạo ra kháng nguyên và phát triển số lượng kháng nguyên trong cơ thể để chống lại bệnh ung thư.

Khái quát quy trình sản xuất vaccine điều trị ung thư

Công nghệ vaccine mRNA phát triển mạnh mẽ trong đại dịch Covid-19. Ảnh minh họa: Getty Images

Như đã mô tả ở trên, việc phát triển vaccine điều trị ung thư sẽ bị vướng mắc ở một vấn đề đó là với vaccine điều trị Covid-19 tất cả những đối tượng sử dụng sẽ được tiêm cùng một loại vaccine. Tuy nhiên với vaccine ung thư mRNA thì với mỗi loại ung thư thì mỗi loại vaccine sẽ được điều chỉnh tương ứng để thích hợp trên từng cá thể người bệnh.

Quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc xác định các đột biến di truyền trong tế bào khối u của bệnh nhân để xem tế bào nào có thể tạo ra kháng nguyên mới. Sau đó, họ sử dụng thuật toán máy tính để dự đoán kháng nguyên nào có khả năng liên kết với các thụ thể trên tế bào T, kích hoạt phản ứng miễn dịch. Như vậy, vaccine có thể chứa trình tự di truyền của 34 loại kháng nguyên khác nhau; tế bào T được kích hoạt để nhận biết cụ thể từng tế bào ung thư dựa trên dấu hiệu phân tử bất thường.

Theo Giám đốc Y tế của Moderna, ông Paul Burton việc sản xuất vaccine điều trị ung thư mRNA sẽ mất khoảng 8 tuần, kỳ vọng sẽ giảm được xuống tới còn khoảng 4 tuần trong thời gian tới. Trong hơn một thập kỷ, các nhà nghiên cứu ung thư đã phát triển vaccine ung thư cá nhân hóa sử dụng công nghệ mRNA để tạo ra các kháng nguyên mới. Tuy nhiên, ngày nay, tính đặc thù của quy trình sản xuất khiến chi phí rất cao, ước tính lên tới 100.000 USD cho mỗi bệnh nhân, theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ và CDC Hoa Kỳ.

Vaccine điều trị ung thư mRNA là một trong những kỳ vọng của nhân loại trong công cuộc chống lại bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu kỳ vọng loại vaccine này sẽ có hiệu quả triệt để nhất với nhóm bệnh ung thư di căn. Hãng Moderna cũng kỳ vọng vaccine điều trị ung thư sẽ được áp dụng rộng rãi từ năm 2030 với khả năng điều trị cho khoảng 10.000 bệnh nhân ung thư.

VIETSTAR BIOMEDICAL RESEARCH vinh dự là đơn vị đối tác cung cấp dịch vụ nghiên cứu cho hai dự án quốc tế về vaccine phòng Covid-19 là ARCT-154 của Mỹ và Shionogi của Nhật Bản. Để tìm hiểu rõ hơn về chúng tôi và những dự án mà VIETSTAR BIOMEDICAL RESEARCH đã hợp tác thành công xin vui lòng liên hệ địa chỉ dưới đây để chúng tôi có cơ hội được tư vấn cho bạn.

VIETSTAR BIOMEDICAL RESEARCH

Phòng 201, Tầng 2, Tòa nhà N01-T1, Khu Ngoại giao đoàn, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. 

Tel/ Fax: + (84 24) 32 000 867 - Hotline: + 84 (0) 903 40 43 34 , + 84 (0) 989 18 88 07. Email: contact@vietstar-research.com. 

Website: www.vietstar-research.com.


Chat với chúng tôi