Tiềm ẩn rủi ro với người tình nguyện tham gia nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu cải thiện chất lượng của sống của con người ngày càng được quan tâm. Trong đó lĩnh vực y tế dự phòng mà nổi bật là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Đáng chú ý ở nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phải được thực hiện thử nghiệm trên con người, đây cũng chính là giai đoạn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà người tình nguyện tham gia nghiên cứu có thể gặp phải. Vì vậy, việc hạn chế nguy cơ cho người tình nguyện tham gia nghiên cứu luôn là một vấn đề cấp thiết cho bất kỳ đơn vị cá nhân hay tập thể nào.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng là gì?
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng là những phương thức điều trị mới bằng thuốc hoặc bằng thủ thuật được áp dụng thí nghiệm trên đối tượng là con người. Mục đích cuối cùng của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhằm xác định một liệu pháp điều trị mới đó liệu có đạt hiệu quả tối đa và đảm bảo an toàn cho người sử dụng hay không.
Bất kỳ một loại thuốc hoặc thủ thuật mới nào trong y tế đến được với người sử dụng cũng sẽ trải qua một quá trình thử nghiệm, kiểm tra nghiêm ngặt đủ để được phê duyệt ban hành sử dụng phổ thông trên thị trường.
Để có thể đảm bảo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có thể tiến triển theo đúng như mong muốn thì một trong những vấn đề trọng tâm đó là đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu sẽ được thảo luận bởi nhiều bên liên quan phụ trách nghiên cứu nhằm bảo vệ sức khỏe của người tham gia và trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
- Những người đủ điều kiện tham gia thử nghiệm là ai?
- Độ dài nghiên cứu và những thông tin sẽ được thu thập là gì?
- Mục tiêu, thiết kế, cách tiếp cận, xem xét về mặt thống kê và tổ chức thử nghiệm như thể nào?
Thông thường một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sẽ do một nghiên cứu viên chính (PI) chỉ đạo, thường là bác sĩ. Cùng với đó là đội ngũ nghiên cứu viên thường xuyên theo dõi sức khỏe của mỗi người tình nguyện tham gia để xác định sự an toàn và hiệu quả của nghiên cứu.
Lợi ích của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được coi như nền móng của y tế nói chung cũng như y học nói riêng. Bởi vậy mà nó đem đến rất nhiều lợi ích cụ thể đến với người bệnh.
Đa số những người tìm đến nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đều là những người mắc phải nhóm bệnh hiểm nghèo chưa tìm được phương thuốc chữa trị. Việc tìm đến các nghiên cứu mới sẽ giúp cho những đối tượng đó được nhận được một phương thức điều trị mới trước rất nhiều người khác.
Lợi ích thứ hai của thử nghiệm lâm sàng đó là bệnh nhân sẽ được thắp lên hy vọng nhiều hơn trong con đường tìm kiếm sự sống, từ đó cũng sẽ tạo sự tích cực trong việc chăm sóc bản thân của chính người bị bệnh.
Tiếp theo, chính bởi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm nên bất kỳ sự thay đổi nào trong quá trình bệnh lý cũng sẽ được đội ngũ nghiên cứu viên, bác sĩ cập nhật liên tục để quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa với người bị bệnh.
Cuối cùng, với quyết định tham gia nghiên cứu thử nghiệm của người tình nguyện sẽ giúp cho quá trình tìm ra cách thức điều trị của những nhóm bệnh hiểm nghèo được tốt hơn trong tương lai. Đây là một cơ hội, là một sự nhân văn, ý nghĩa trong cuộc sống đối với những người làm nghiên cứu và cả những người tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
Rủi ro tiềm tàng của một thử nghiệm lâm sàng là gì?
Bất kỳ vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, ngay cả với thử nghiệm lâm sàng cũng vậy, có những lợi ích nhưng cũng đi kèm theo đó là rủi ro tiềm tàng với người tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Như đã nói ở trên, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng là việc áp dụng những phương thức điều trị mới vào đối tượng thử nghiệm mà ở đây là con người. Bởi vậy mặc dù đã xây dựng một hệ thống để dự phòng những biến cố có thể xảy ra với tình nguyện viên nhưng những rủi ro là không biết trước hết.
Việc sử dụng phương pháp điều trị mới có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc không thoải mái cho người tình nguyện viên như đau đớn, buồn nôn, rụng tóc,... Những phương pháp điều trị mặc dù là phương pháp điều trị mới tuy nhiên do chưa được áp dụng trên thực tế nên có thể nó sẽ không đem lại hiệu quả hoặc hiệu quả không tốt bằng so với những phương pháp điều trị cũ.
Cuối cùng, với một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có thể sẽ đặt ở vị trí cách xa nơi người tình nguyện sinh sống. Để người tình nguyện có thể tham gia được thì sẽ cần di chuyển xen kẽ giữa điểm nghiên cứu và bệnh viện, nó sẽ gây mất thời gian và tiềm ẩn rủi ro trong lúc di chuyển của người tình nguyện.
Vì sao cần hạn chế nguy cơ cho người tình nguyện tham gia nghiên cứu?
Với những lợi ích cũng như rủi ro của việc nghiên cứu thử nghiệm nên chắc chắn câu hỏi vì sao cần hạn chế nguy cơ cho người tình nguyện tham gia nghiên cứu đã có được câu giải đáp.
Khi kiểm soát tốt việc thực hiện đúng với quy trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu viên cùng với những biến cố bất lợi trong dự kiến mà đối tượng có thể mắc phải sẽ làm giảm thiểu được phần lớn nguy cơ rủi ro cho người tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Khi thực hiện được việc hạn chế nguy cơ cũng sẽ giúp làm cho uy tín của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nói chung tăng lên trong trong xã hội. Từ đó sẽ có thêm càng nhiều dự án nghiên cứu thử nghiệm mới được tiến hành, đem lại những tia hy vọng mới cho nhân loại trong việc điều trị các căn bệnh hiểm nghèo.
VIETSTAR BIOMEDICAL RESEARCH là một tổ chức hỗ trợ nghiên cứu theo Hợp đồng (CRO) với quy mô phù hợp với nhu cầu của những dự án nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Với sứ mệnh “Mang điều kỳ diệu của khoa học đến với bệnh nhân trên toàn thế giới”, VietStar Biomedical Research luôn lấy khách hàng làm trung tâm, cùng với những kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp sẽ đem tới những dự án nghiên cứu thành công với hiệu quả chi phí tuyệt vời.
Tìm hiểu thêm về chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn một cách tận tình nhất:
VIETSTAR BIOMEDICAL RESEARCH
Phòng 201, Tầng 2, Tòa nhà N01-T1, Khu Ngoại giao đoàn, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Tel/ Fax: + (84 24) 32 000 867 - Hotline: + 84 (0) 903 40 43 34 , + 84 (0) 989 18 88 07. Email: contact@vietstar-research.com.
Website: www.vietstar-research.com.