Cập nhật: 22/08/2023
Xem: 404

Đôi nét về lịch sử vaccine

Mô tả một cảnh thử nghiệm vaccine trong quá khứ. Nguồn: DEA Picture Library
Vaccine như chúng ta đã biết, là một chế phẩm sinh học có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh. Những chế phẩm này khi đưa vào cơ thể con người sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể miễn dịch giúp cơ thể chống chọi với tác nhân gây bệnh cố định.
Quay về lại thời điểm quá khứ, cách đây khoảng một thế kỷ khi đó là thời kỳ đỉnh cao của những bệnh truyền nhiễm có thể kể đến như sởi, bạch hầu, ho gà,... Chúng đã cướp đi sự sống của hàng ngàn trẻ em dưới năm tuổi tại Hoa Kỳ, tạo ra tình trạng báo động cho đất nước này.
Vaccine khi đó đã xuất hiện và đã có tới hai triệu người khi đó đã được cứu sống, nhóm virus nguy hiểm đã gặp phải đối trọng đủ lớn để bị kìm hãm lại trước khi có cơ hội bùng phát theo quy mô lớn hơn.
Xa hơn một chút, vào những năm cuối thế kỷ 18, một bác sĩ người Anh Edward Jenner đã lấy mủ từ vết thương đậu mùa để tiêm cho một cậu bé tám tuổi. Qua theo dõi quá trình phát triển bệnh của thí nghiệm này mà ông đã kết luận được khi một loại vi khuẩn suy yếu vào cơ thể sẽ tạo ra một yếu tố kháng lại bệnh.
Thời gian trôi qua, ngành miễn dịch học hiện đại cũng được khai mở, những nhóm bệnh như đậu mùa, bại liệt, ho gà, sởi, quai bị,... đã có vaccine điều trị đặc hiệu và giúp cho tỉ lệ tử vong ở người mắc bệnh giảm xuống mức kỳ vọng.

Quy trình lựa chọn và sản xuất vaccine

Quy trình lựa chọn và sản xuất vaccine. Nguồn: VOV.VN
Gánh nặng bệnh tật có tác động mật thiết tới việc sử dụng vaccine. Như đã nói ở trên, những nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã thúc đẩy con người sáng tạo ra vaccine và sử dụng phổ biến nhằm thanh toán nhóm bệnh nguy hiểm. Điều này cũng đã giúp cho tuổi thọ con người được cải thiện hơn rất nhiều so với quá khứ.
Việc phát triển vaccine là một quá trình dài, nó là một cuộc chiến khốc liệt tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Không giống như những thuốc khác, vaccine được dùng với mục đích tầm soát, ngăn ngừa bệnh tật nên với bất kỳ thử nghiệm vaccine nào cũng phải chứng minh được hiệu quả, lợi ích phải vượt qua mọi rủi ro tiềm ẩn.
Quy trình đầu tiên thường được diễn ra trong phòng thí nghiệm, ở đó những nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm để cho ra kết quả là một loại kháng nguyên giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh. Thông thường quy trình này sẽ kéo dài khoảng 5 năm hoặc cũng có thể ngắn hơn. Với công nghệ trí tuệ nhân tạo AI đang ngày càng được phát triển thì việc áp dụng nó vào quá trình tìm kiếm sẽ giúp tiết kiệm hơn về mặt thời gian trong việc xác định, tìm kiếm.
Tiếp theo sẽ là thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn một với mục đích kiểm chứng an toàn của vaccine và đánh giá lại phản ứng miễn dịch trên cơ thể người. Giai đoạn hai sẽ tiếp tục đánh giá an toàn, đáp ứng miễn dịch và đôi khi, kết quả ban đầu về hiệu quả của vaccine. Có thể tiến hành kiểm chứng cả các cá nhân thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh, có kiểm soát và có thể dùng cả nhóm giả dược để đối chứng.
Số lượng đối tượng thu tuyển sẽ có sự khác nhau ở các giai đoạn. Ở giai đoạn một, sẽ chỉ có khoảng dưới 100 người vì quy mô, cách thức thử nghiệm chưa có sự phức tạp. Ở giai đoạn hai, số lượng đối tượng thu tuyển sẽ tăng lên với khoảng từ 100 tới 1000 người với cách thức, quy mô phức tạp hơn.
Ở giai đoạn ba, số lượng thu tuyển đối tượng sẽ tăng lên khoảng 1000 tới 10000 người. Mục đích của giai đoạn ba sẽ là đối chứng xem kết quả sử dụng vaccine của đối tượng có giảm những biến cố bất lợi khi sử dụng vaccine hay không. Đây sẽ là giai đoạn cuối cùng để quyết định xem vaccine thử nghiệm có đạt thành công và được phê duyệt cấp phép sử dụng phổ rộng thực tế.

Lối đi mới của nghiên cứu thử nghiệm vaccine trong tương lai

Áp dụng triệt để công nghệ khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu lâm sàng. Nguồn: Báo điện tử chính phủ
Để cho ra đời những loại vaccine hiệu quả cao đòi hỏi không chỉ sự cố gắng, nỗ lực của con người mà giờ đây trong quá trình nghiên cứu sản xuất còn kết hợp bổ sung những thành tựu khoa học kỹ thuật để vừa đạt được năng suất tốt nhưng vẫn tối đa được thời gian nghiên cứu.
Các công nghệ khoa học kỹ thuật mới trong nghiên cứu vaccine có thể kể tới công nghệ saRNA (self-amplifying mRNA - mRNA tự nhân bản). Nó có thể cho phép nhóm nghiên cứu đưa ra liều lượng vaccine thấp nhưng vẫn có thể kéo dài thời gian miễn dịch trong cơ thể người sử dụng, cụ thể hơn là cho phép cơ thể có thể tự sản xuất kháng nguyên tại chỗ thay vì việc phải đưa kháng nguyên vào cơ thể nhiều lần.
Hiện nay công nghệ saRNA đang được áp dụng tiêu biểu vào quá trình nghiên cứu phát triển vaccine liên quan tới Covid-19. Đó là bởi saRNA có đặc tính thích nghi tốt với những biến thể phức tạp của virus Covid-19 như Alpha, Beta, Delta, Gamma… Nhờ đặc điểm này mà nó cũng giúp cơ thể đạt được miễn dịch thụ động nhằm hạn chế lây nhiễm và giảm những triệu chứng nặng của bệnh Covid-19.
VIETSTAR BIOMEDICAL RESEARCH vinh dự là đơn vị đối tác cung cấp dịch vụ nghiên cứu cho hai dự án quốc tế về vaccine phòng Covid-19 là ARCT-154 của Mỹ và Shionogi của Nhật Bản. Để tìm hiểu rõ hơn về chúng tôi và những dự án mà VIETSTAR BIOMEDICAL RESEARCH đã hợp tác thành công xin vui lòng liên hệ địa chỉ dưới đây để chúng tôi có cơ hội được tư vấn cho bạn.
VIETSTAR BIOMEDICAL RESEARCH
Phòng 201, Tầng 2, Tòa nhà N01-T1, Khu Ngoại giao đoàn, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Tel/ Fax: + (84 24) 32 000 867 - Hotline: + 84 (0) 903 40 43 34 , + 84 (0) 989 18 88 07. Email: contact@vietstar-research.com.
Website: www.vietstar-research.com.

Chat với chúng tôi